Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Tư vấn ISO/IEC 17025:2005

ISO/IEC 17025:2005

Vì sao các phòng thí nghiệm cần đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2005 (chuẩn VILAS)?
Rất nhiều Doanh nghiệp có phòng thí nghiệm, hoặc các Phòng thí nghiệm độc lập đặt ra câu hỏi cho chúng tôi: "Áp dụng ISO/IEC 17025:2005 rất tốn kém vì có thể phải thay đổi hầu hết thiết bị, tại sao tôi (phòng thí nghiệm) nên áp dụng tiêu chuẩn này, áp dụng tiêu chuẩn này có lợi gì cho chúng tôi?"

Trong bài viết này International TSC Co., Ltd chỉ xoáy sâu vào lý do chính tại sao các phòng thí nghiệm nên áp dụng và xin được công nhận phù hợp ISO/IEC 17025:2005, lợi ích cụ thể của việc áp dụng và được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 sẽ được trình bày trong một bài viết khác.

Việt Nam gia nhận WTO, AFTA,… thực hiện chuyển đổi nền kinh tế theo hướng mở cửa và họi nhập đã giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, được chơi trong sân chơi lớn đồng nghĩa sẽ có cơ hội thắng lớn, tuy nhiên nếu không “lớn”, “mạnh” thì dù bước vào sân chơi lớn cũng không thu được nhiều mà thậm chí bị “tổn thất lớn”.Một trong những yêu cầu của sân chơi WTO, AFTA là Việt Nam phải nắm chắc, đáp ứng được các luật định, công ước, hiệp ước cho sân chơi WTO, AFTA, … đặt ra.

Trong lĩnh vực thử nghiệm, hiệu chuẩn thì yêu cầu của Quốc tế đó là kết quả công bố thử nghiệm, hiệu chuẩn phải kèm theo “Một chứng nhận, chứng thư được chấp nhận toàn cầu”. Điều này đồng nghĩa kết quả thừ nghiệm, hiệu chuẩn phải xuất phát từ các phòng thử nghiệm hiệu chuẩn được quyền cấp “chứng nhận, chứng thư được chấp nhận toàn cầu”. Đây cũng là ý nghĩa thể hiện vai trò của hoạt động công nhận trong việc giảm thiểu các hàng rào kĩ thuật trong thương mại; tránh việc thử nghiệm/chứng nhận lặp lại, tiết kiệm thời gian và chi phí; xác lập uy tín của các phòng thử nghiệm /hiệu chuẩn đối với các khách hàng của họ (bao gồm cả các khách hàng trực tiếp và khách hàng gián tiếp)

Thông thường mỗi lô hàng xuất khẩu đều phải kèm theo một kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm lấy từ lô hàng đó, kết quả thử nghiệm này thường được yêu cầu là “được chấn nhận toàn cầu”, nhờ việc mở cửa thị trường nên các Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có nhiều hợp đồng xuất khẩu, vì vậy nhu cầu gởi mẫu thử nghiệm cho phòng thí nghiệm được Quốc tế công nhận năng lực để có được “kết quả kiểm tra/thử nghiệm được chấp nhận toàn cầu” ngày càng tăng cao.Được công nhận ISO/IEC 17025:2005, kết quả thử nghiệm sẽ được công nhận trên toàn thế giới
Được công nhận ISO/IEC 17025:2005, kết quả thử nghiệm sẽ được công nhận trên toàn thế giới

Như vậy, một phòng thí nghiệm (PTN) nào đó được Quốc tế công nhận về năng lực sẽ có được nhiều cơ hội tăng doanh thu, việc phấn đấu trở thành PTN được công nhận là một xu hướng tất yếu đối với các PTN nói chung và đối với các phòng thí nghiệm ở Việt Nam nói riêng, khi mà nền kinh tế thế giới đang “toàn cầu hoá” ngày càng mạnh mẽ.

Căn cứ để một phòng thí nghiệm được Quốc tế công nhận về năng lực là phòng thí nghiệm đó phải được một tổ chức công nhận (như là VILAS) công nhân phòng thí nghiệm đó phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005.

Mặt khác, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 sẽ giúp phòng thí nghiêm có cơ hội tập trung mọi nguồn lực để nâng cao năng lực, khẳng định độ tin cậy đối với kết quả các phép đo/thử/hiệu chuẩn.

Điều quan trọng hơn là kết quả các phép đo lường/thử nghiệm của các PTN được công nhận đã được Nhà nước thừa nhận về tính pháp lí. Điều này được khẳng định tại Điều 16 Chương III trong Nghị định 179/2004/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 21/10/2004, đó là: “Kết quả thử nghiệm, giám định, chứng nhận chất lượng của sản phẩm, hàng hoá và hệ thống quản lí chất lượng của các tổ chức thử nghiệm, giám định và chứng nhận tương ứng được ưu tiên sử dụng như những văn bản có tính pháp lý trong hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong nước và quan hệ thương mại với nước ngoài”.

Tóm lại, một phòng thí nghiệm muốn tồn tại và phát triển trong tương lại, thì việc được công nhận phòng thí nghiệm đó phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 là một yêu cầu bắt buộc, cho dù đó là phòng thí nghiệm của một Doanh nghiệp tư nhân hay là phòng thí nghiệm của một tập đoàn đa quốc gia lâu đời trên thế giới.
MS. BIÊN - 0905.737.969 - PHÒNG CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

CHỈ ĐỊNH THỬ NGHIỆM PHÂN BÓN VÔ CƠ

Ngày 20/4/2017, Bộ Công Thương chỉ định Viện Năng Suất Chất Lượng Deming địa chỉ số 28 An Xuân, phường An Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng thực hiện việc thử nghiệm phân bón vô cơ phục vụ quản lý Nhà nước.
Danh mục các phép thử được chỉ định đối với các sản phẩm phân bón vô cơ quy định tại phụ lục kèm theo quyết định của văn phòng công nhận chất lượng công nhận Phòng thử nghiệm thuộc Viện Năng Suất Chất Lượng Deming phù hợp theo ISO/IEC 17025:2005 (VILAS 953), phù hợp với các phương pháp thử đối với các chỉ tiêu và loại phân bón tương ứng quy định tại các quy chuẩn kĩ thuật (đối với những phân bón vô cơ đã có quy chuẩn kỹ thuật) và tại Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Hỗ trợ thông tin vui lòng liên hệ
PHÒNG CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
Hồ Chí Minh: Ms.Mỹ: 0903.516.399

ISO LÀ GÌ

ISO 9001 LÀ GÌ?

Các tiêu chuẩn do ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế - International Organisation for Standardisation)ban hành đều bắt đầu với chữ ISO. Tổ chức này là liên hiệp các Tổ chức tiêu chuẩn quốc gia (gồm 163 thành viên) hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất, thương mại và liên lạc trong các tổ chức kinh doanh trên toàn thế giới thông qua phát triển các tiêu chuẩn chất lượng chung. ISO thành lập năm 1947, trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sỹ.
Tiêu chuẩn phổ biến nhất là ISO 9001, một hệ thống quản lý chất lượng cơ bản có thể được sử dụng trong mọi ngành nghề với mọi quy mô ở bất cư nơi đâu trên thế giới. Đạt được chứng nhận ISO 9001(hoặc các hệ thống quản lý/ tiêu chuẩn khác) cung cấp những bằng chứng khách quan chứng minh được rằng một doanh nghiệp đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và thỏa mãn mọi yêu cầu của tiêu chuẩn đang áp dụng. Chuyên gia công bằng bên ngoài được gọi là các tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá tại cơ sở để xác định xem liệu công ty có tuân thủ theo tiêu chuẩn hay không. Nếu họ tuân thủ thì sẽ được cấp chứng chỉ có địa chỉ, phạm vi hoạt động và dấu của tổ chức công nhận - tổ chức công nhận sự hợp pháp của tổ chức chứng nhận đó.

Phiên bản thứ 5 của ISO 9001, ISO 9001:2015 đã được ban hành vào 15/9/2015. Phiên bản năm 2015có những thay đổi quan trọng mà theo cách nói của Nigel Croft, chủ tịch ban kỹ thuật ISO chịu trách nhiệm xây dựng và soát xét tiêu chuẩn, quá trình này giống một “bước tiến hóa” hơn là một “cuộc cách mạng”. Theo ông, ISO 9001 đã thực sự phù hợp với thế kỷ 21. Các phiên bản trước đó của ISO 9001 khá quy tắc với nhiều yêu cầu đối với thủ tục về tài liệu và hồ sơ.
PHÒNG CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
MS.MỸ: 0903.516.399

ISO/IEC 17025:2005

Vì sao các phòng thí nghiệm cần đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2005 (chuẩn VILAS)?
Rất nhiều Doanh nghiệp có phòng thí nghiệm, hoặc các Phòng thí nghiệm độc lập đặt ra câu hỏi cho chúng tôi: "Áp dụng ISO/IEC 17025:2005 rất tốn kém vì có thể phải thay đổi hầu hết thiết bị, tại sao tôi (phòng thí nghiệm) nên áp dụng tiêu chuẩn này, áp dụng tiêu chuẩn này có lợi gì cho chúng tôi?"

Trong bài viết này International TSC Co., Ltd chỉ xoáy sâu vào lý do chính tại sao các phòng thí nghiệm nên áp dụng và xin được công nhận phù hợp ISO/IEC 17025:2005, lợi ích cụ thể của việc áp dụng và được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 sẽ được trình bày trong một bài viết khác.

Việt Nam gia nhận WTO, AFTA,… thực hiện chuyển đổi nền kinh tế theo hướng mở cửa và họi nhập đã giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, được chơi trong sân chơi lớn đồng nghĩa sẽ có cơ hội thắng lớn, tuy nhiên nếu không “lớn”, “mạnh” thì dù bước vào sân chơi lớn cũng không thu được nhiều mà thậm chí bị “tổn thất lớn”.Một trong những yêu cầu của sân chơi WTO, AFTA là Việt Nam phải nắm chắc, đáp ứng được các luật định, công ước, hiệp ước cho sân chơi WTO, AFTA, … đặt ra.

Trong lĩnh vực thử nghiệm, hiệu chuẩn thì yêu cầu của Quốc tế đó là kết quả công bố thử nghiệm, hiệu chuẩn phải kèm theo “Một chứng nhận, chứng thư được chấp nhận toàn cầu”. Điều này đồng nghĩa kết quả thừ nghiệm, hiệu chuẩn phải xuất phát từ các phòng thử nghiệm hiệu chuẩn được quyền cấp “chứng nhận, chứng thư được chấp nhận toàn cầu”. Đây cũng là ý nghĩa thể hiện vai trò của hoạt động công nhận trong việc giảm thiểu các hàng rào kĩ thuật trong thương mại; tránh việc thử nghiệm/chứng nhận lặp lại, tiết kiệm thời gian và chi phí; xác lập uy tín của các phòng thử nghiệm /hiệu chuẩn đối với các khách hàng của họ (bao gồm cả các khách hàng trực tiếp và khách hàng gián tiếp)

Thông thường mỗi lô hàng xuất khẩu đều phải kèm theo một kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm lấy từ lô hàng đó, kết quả thử nghiệm này thường được yêu cầu là “được chấn nhận toàn cầu”, nhờ việc mở cửa thị trường nên các Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có nhiều hợp đồng xuất khẩu, vì vậy nhu cầu gởi mẫu thử nghiệm cho phòng thí nghiệm được Quốc tế công nhận năng lực để có được “kết quả kiểm tra/thử nghiệm được chấp nhận toàn cầu” ngày càng tăng cao.Được công nhận ISO/IEC 17025:2005, kết quả thử nghiệm sẽ được công nhận trên toàn thế giới
Được công nhận ISO/IEC 17025:2005, kết quả thử nghiệm sẽ được công nhận trên toàn thế giới

Như vậy, một phòng thí nghiệm (PTN) nào đó được Quốc tế công nhận về năng lực sẽ có được nhiều cơ hội tăng doanh thu, việc phấn đấu trở thành PTN được công nhận là một xu hướng tất yếu đối với các PTN nói chung và đối với các phòng thí nghiệm ở Việt Nam nói riêng, khi mà nền kinh tế thế giới đang “toàn cầu hoá” ngày càng mạnh mẽ.

Căn cứ để một phòng thí nghiệm được Quốc tế công nhận về năng lực là phòng thí nghiệm đó phải được một tổ chức công nhận (như là VILAS) công nhân phòng thí nghiệm đó phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005.

Mặt khác, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 sẽ giúp phòng thí nghiêm có cơ hội tập trung mọi nguồn lực để nâng cao năng lực, khẳng định độ tin cậy đối với kết quả các phép đo/thử/hiệu chuẩn.

Điều quan trọng hơn là kết quả các phép đo lường/thử nghiệm của các PTN được công nhận đã được Nhà nước thừa nhận về tính pháp lí. Điều này được khẳng định tại Điều 16 Chương III trong Nghị định 179/2004/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 21/10/2004, đó là: “Kết quả thử nghiệm, giám định, chứng nhận chất lượng của sản phẩm, hàng hoá và hệ thống quản lí chất lượng của các tổ chức thử nghiệm, giám định và chứng nhận tương ứng được ưu tiên sử dụng như những văn bản có tính pháp lý trong hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong nước và quan hệ thương mại với nước ngoài”.

Tóm lại, một phòng thí nghiệm muốn tồn tại và phát triển trong tương lại, thì việc được công nhận phòng thí nghiệm đó phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 là một yêu cầu bắt buộc, cho dù đó là phòng thí nghiệm của một Doanh nghiệp tư nhân hay là phòng thí nghiệm của một tập đoàn đa quốc gia lâu đời trên thế giới.
PHÒNG CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
MS. MỸ:0903 516399

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

CÁC PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN HỢP QUY

CÁC PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN HỢP QUY
Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
·         Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
·         Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
·         Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
·         Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
·         Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
·         Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
·         Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
PHÒNG CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
MS.MỸ-0903.516.399